Xóc đĩa online EE88 có uy tín không? Bí quyết chơi xóc đĩa-ban ca nap sms doi thuong

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương dự Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020 – 2025_Nguồn: qdnd.vn

Dựng nước đi đôi với giữ nước là truyền thống quý báu, quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử. Kế thừa truyền thống đó, từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, “Đảng ta luôn luôn chú trọng nhiệm vụ xây dựng và tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên nhiều chiến công hiển hách, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, xứng đáng là quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”(1). Phát huy truyền thống anh hùng, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và toàn quân đã triển khai được nhiều công tác quan trọng, với những hoạt động cụ thể, toàn diện, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực ngày càng có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nổi lên là cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraina, Israel – Hamas… đã tác động sâu sắc đến sự ổn định toàn cầu; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, thiên tai, động đất gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, khu vực; tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Ở trong nước, “áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng, dầu, nguyên, vật liệu, các yếu tố đầu vào có biến động mạnh, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; mặt khác, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ có những diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng cơ hội này để chống phá chúng ta với các thủ đoạn thâm độc hơn, gay gắt hơn…”(2).

Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã nhấn mạnh đến công tác bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh, đủ đức, đủ tài, có uy tín cao; cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, chỉ huy phải mẫu mực trước toàn đơn vị; theo tinh thần “7 dám”: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, và dám hành động vì lợi ích chung(3). Đây là nét đặc sắc trong tư duy lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác cán bộ, là sự đúc kết, khái quát sâu sắc về lý luận và thực tiễn, mang tính biện chứng, lôgic, dễ nhớ, dễ thuộc. Tinh thần “7 dám” không chỉ là định hướng tư duy, hành động, mà còn thể hiện tình cảm, niềm tin và yêu cầu cao của người đứng đầu Đảng, Quân ủy Trung ương đối với đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới.

Tinh thần “7 dám” của người cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập đến tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Ở Người, hội tụ tư duy lý luận khoa học và hành động đặc biệt sâu sắc, sáng tạo và đổi mới. Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự vận dụng nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, nói đi đôi với làm. Ngày 13-2-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay), trong đó Người nhấn mạnh: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”(4). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ tinh thần đổi mới, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm trong phát triển sản xuất và xây dựng hợp tác xã. Cũng chính Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải nêu gương cho quần chúng trong việc chủ động, kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, đường mòn lối cũ, chậm đổi mới. Thấm nhuần tư duy lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát tinh thần “7 dám” của cán bộ quân đội nói riêng, cán bộ, đảng viên nói chung.

Trước hết là “dám nghĩ”. Về bản chất, dám nghĩ trong “7 dám” là tư duy lý luận, thể hiện được cái tâm – tầm – trí của người cán bộ. Dám nghĩ vì lợi ích chung của tập thể, của xã hội; đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Dám suy nghĩ tích cực để có sáng kiến mới, phát kiến mới mang lại hiệu quả trong công việc chứ không phải dám nghĩ để đạt được lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy tùy theo chức trách, nhiệm vụ thì “dám nghĩ” đến chiến lược, sách lược mang tính định hướng dài hạn và cả trong ngắn hạn cho cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành… Cán bộ cấp tổ chức thực hiện thì “dám nghĩ” đến sáng kiến để đề xuất biện pháp, cách thức thực hiện mang lại hiệu quả tốt nhất. Đó là tư duy, cách nghĩ của người cán bộ, đảng viên vì nước, vì dân.

Thứ hai, biện chứng của tư duy là ngôn ngữ, nói cách khác ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của tư duy. “Dám nghĩ” thì phải “dám nói”. Với cách tiếp cận này, “dám nói” thể hiện được “cái dũng” của cán bộ, biện chứng với những điều dám nghĩ tích cực. Nói và dám nói có mối quan hệ nhưng không đồng nhất. Dám nói có nội hàm rộng, sâu, chứa đựng tư duy phản biện, sáng tạo, tự phê bình và phê bình, phản ánh bản chất dân chủ của một Đảng chân chính cách mạng. Nghĩ mới chỉ trong tư duy. Tư duy phải thể hiện bằng lời nói và hành động, mà ở đây là dám nói, tức là nói những điều không phải nằm trong sách vở mà từ thực tiễn, từ cuộc sống, từ đòi hỏi của yêu cầu đổi mới và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Công cuộc đổi mới với hai từ “đổi mới” đã chứa đựng trong đó cái mới, cái dám, cái bản lĩnh. Không có những người dám nói, dám chất vấn, dám phản biện thì xã hội không thể phát triển. Những chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội đã đem lại nguồn sinh khí mới, sinh lực mới, chất lượng mới, không chỉ thể hiện ở bề nổi, mà còn có tác dụng to lớn trong chỉ đạo thực tế. Đây là bài học lớn từ di sản của Bác, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết, cô đọng. Tuy nhiên, dám nói nghĩa là phải nói đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm, đúng người; nói trên tinh thần xây dựng; nói để phản biện xã hội, để đạt được cái thống nhất chứ không phải đụng đâu nói đó, nói một cách tùy tiện, nói để thỏa mãn cái tôi.

Thứ ba, biện chứng của lý luận là gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nói phải gắn với làm. Do vậy, cái dám thứ ba mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến là “dám làm”. Dám làm thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người cán bộ, đó cũng là thước đo bản lĩnh, năng lực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thì dám làm là năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình hành động với các phương pháp tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, chính xác, phát huy được sức mạnh tập thể. Đối với cán bộ tổ chức thực hiện thì dám làm là khả năng vận dụng linh hoạt năng lực, trình độ cá nhân, khả năng phối hợp, làm việc nhóm để thực hiện ý định của cấp trên một cách nhanh chóng, hiệu quả; biến lý luận thành thực tiễn. Dám làm còn được hiểu là làm đúng, làm đủ và làm tròn nhiệm vụ được giao trên tinh thần quyết tâm, tư duy khoa học, sáng tạo…, khác với làm liều, làm ẩu, làm qua loa, đại khái, làm cho xong việc, làm đối phó với cấp trên, làm chỉ vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.

Thứ tư, trong mối quan hệ biện chứng nguyên nhân – kết quả thì dám chịu trách nhiệm là kết quả của dám nghĩ, dám nói, dám làm. “Dám chịu trách nhiệm” chính là bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Dám chịu trách nhiệm còn là sự thể hiện năng lực dám tiếp nhận phê bình, đóng góp từ tập thể, kể cả từ cấp dưới để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế và chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định của mình.

Tâm lý sợ trách nhiệm, sợ sai sót, làm việc cầm chừng trong thực thi công vụ là hiện tượng khá phổ biến đang diễn ra hiện nay. Đây không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ việc “sợ trách nhiệm, sợ sai sót”, thụ động trong công việc. Người cán bộ, lãnh đạo là người được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, phải thực hiện nhiệm vụ trên cương vị, chức trách của mình. Nếu họ không dám hoặc không thể thực hiện trách nhiệm đó thì phải bị loại ra khỏi bộ máy công quyền. Nhiều tập thể, cá nhân bị xử lý kỷ luật thời gian qua do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm trái quy định, độc đoán, chuyên quyền, tham ô, tham nhũng… Hệ lụy của vấn đề này đã dẫn đến tâm lý cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai sót. Thậm chí, một số cán bộ ở nhiều nơi vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, không dám quyết, không dám làm, sợ sai, không dám chịu trách nhiệm. Hậu quả của thực trạng này dẫn đến làm chậm quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhất là những công việc cần sự khẩn trương, kịp thời, làm chậm sự phát triển xã hội; dẫn tới việc cải cách, đổi mới không được thúc đẩy, tư duy đột phá không có cơ hội để bộc lộ, tạo tâm lý trông chờ, đùn đẩy, trì trệ. Tình trạng an toàn để “giữ ghế”, tâm lý “co cụm” là hết sức nguy hiểm, làm cho cán bộ không thể hiện được toàn diện năng lực, phẩm chất của mình để cống hiến cho xã hội.

Thứ năm, là “dám đổi mới, sáng tạo”. Dám đổi mới, sáng tạo là sự đánh giá năng lực tổng hợp dựa trên nền tảng tri thức khoa học với bản lĩnh chính trị tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Đổi mới và sáng tạo là xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển. Cán bộ có bản lĩnh chính trị kiên định, vững chắc, nắm chắc xu thế phát triển sẽ mạnh dạn dám đổi mới, sáng tạo. Nói cách khác, dám đổi mới, sáng tạo là chuỗi nhân quả được rút ra từ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Dám đổi mới về cách nghĩ, cách nói, cách làm; dám thay đổi tư duy bảo thủ, tiêu cực; dám sáng tạo là cách thức vận dụng tri thức mới ứng dụng vào quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Mỗi ý tưởng đổi mới, sáng tạo của cán bộ thường xuất phát từ đam mê, khát vọng cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Để phát huy tiềm năng, trí tuệ, sự nhiệt huyết và khích lệ cán bộ mạnh dạn đề xuất ý tưởng đổi mới, sáng tạo thì sự tin tưởng, tôn trọng của cấp ủy có ý nghĩa quan trọng.

Thứ sáu, là “dám đương đầu với khó khăn, thử thách”. Dám đương đầu với khó khăn, thử thách là phẩm chất dũng cảm, cao quý, đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết của người cán bộ. Phẩm chất dám đương đầu với khó khăn, thử thách giúp người cán bộ tiên phong sẵn sàng đảm nhận, thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; lấy lợi ích của tập thể và quốc gia – dân tộc làm mục tiêu chi phối mọi hoạt động tu dưỡng, rèn luyện, học tập, công tác; không xâm phạm, gây hại đến lợi ích chung. Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Thứ bảy, là “dám hành động vì lợi ích chung”, việc gặp phải những khó khăn, thử thách khi thực hiện nhiệm vụ là điều đương nhiên. Tuy nhiên, cán bộ phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung mới là thước đo thực sự về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực công tác của cán bộ các cấp, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, điều hành. Họ là những người cán bộ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích tập thể lên trên, để dấn thân, cống hiến vì sự nghiệp chung.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chính vì đã sẵn sàng quên mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho lý tưởng cộng sản vẻ vang, biết bao đảng viên cộng sản là anh hùng, chiến sĩ trên mặt trận sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và trong các ngành hoạt động khác. Họ không đòi danh, đòi lợi. Họ một lòng một dạ phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Họ là những đảng viên bình thường nhưng phẩm chất cách mạng của họ thật là cao quý. Đảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng ấy của giai cấp và của dân tộc”(5). Phát huy tinh thần đó, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đã có hàng nghìn cán bộ, đảng viên, y sĩ, bác sĩ, chiến sĩ quân đội, công an tình nguyện xung phong đến tuyến đầu chống dịch, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, thậm chí hy sinh cả tính mạng để cứu chữa bệnh nhân, bảo vệ sức khỏe nhân dân,… là những minh chứng cho cán bộ dám tiên phong đương đầu, dám hành động vì lợi ích chung, ngay cả những việc khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ.

Có thể thấy, “7 dám” là những phẩm chất tiêu biểu, có quan hệ chặt chẽ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong phẩm chất, nhân cách của người cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ quân đội nói riêng. Dù trên cương vị nào, cán bộ, đảng viên cũng cần phải phát huy tinh thần “7 dám”, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú (tỉnh Hà Giang) cùng nhân dân trên địa bàn tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc_Ảnh: TTXVN

“7 dám” – Phương châm hành động trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới

Tinh thần “7 dám” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là phương châm hành động trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng, cán bộ, đảng viên nói chung trong thời kỳ mới. Bởi lẽ, thực hiện tốt tinh thần “7 dám” sẽ trực tiếp góp phần xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”(6).

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, quân đội của dân, do dân và vì dân. Suốt chiều dài lịch sử chống xâm lược, nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, quân đội luôn tiên phong và đóng vai trò nòng cốt trên mặt trận chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, quân đội càng phải quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Để tinh thần “7 dám” lan tỏa, thấm sâu vào tư duy, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, trở thành động lực khơi dậy khát vọng đóng góp cho phát triển đất nước, xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, cần chú trọng thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội, nhất là cán bộ chủ trì, người chỉ huy cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện nghiêm Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22-9-2021, của Bộ Chính trị khóa XIII, “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”; Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29-9-2023, của Chính phủ, về “Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng về chủ trương này.

Hai là, phát huy mạnh mẽ tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung, luôn tiên phong trên mọi lĩnh vực quân sự, cũng như làm chủ được khoa học – công nghệ, làm chủ được kỹ thuật, các trang bị hiện có của quân đội. Tiếp tục xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, hiện đại; bảo đảm được các tình huống chiến lược có thể xảy ra. Dám đổi mới, xây dựng quân đội mạnh, làm chủ khoa học, kỹ thuật chính là biện pháp hiệu quả góp phần đẩy lùi chiến tranh.

Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tình hình mới. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng nhanh, chắc, đồng bộ; đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật; ứng dụng hiệu quả các đề tài nghiên cứu trong xây dựng quân đội. Kịp thời tiếp thu tri thức, khoa học – kỹ thuật của nhân loại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bốn là, tăng cường kỷ luật, pháp luật, công khai minh bạch trong công tác đào tạo, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, bảo đảm lựa chọn được những người có đức, có tài, “vừa hồng, vừa chuyên” vào bộ máy và cơ quan lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu. Lấy kết quả, hiệu quả, sản phẩm thực tế để đánh giá cán bộ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

Năm là, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, khóa XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, để Đảng đủ sức mạnh ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế dân chủ cơ sở, tạo môi trường tốt, dân chủ để cán bộ, đảng viên rèn luyện, dám bày tỏ chính kiến, cống hiến trí tuệ, sức lực cho Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp hiệu quả; biểu dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả, có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Tinh thần “7 dám” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện nét đặc sắc trong tư duy lý luận về lĩnh vực quân sự, quốc phòng. “Các bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương thể hiện sự am hiểu sâu sắc, tư duy chiến lược của người đứng đầu Đảng ta về đường lối quân sự, quốc phòng Việt Nam; trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam và bằng nhãn quan chính trị sắc bén, những kinh nghiệm phong phú trong thực tiễn cách mạng. Những quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư là định hướng quan trọng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”(7). Thực hiện tốt tinh thần “7 dám” là đòi hỏi khách quan, bảo đảm cho quân đội đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mớihttps://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/909002/.

—————————————-

(1), (7) Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 7, tr. 14
(2), (3) Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Báo Điện tử Chính phủ, ngày 3-7-2023, https://baochinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-tai-hoi-nghi-quan-uy-trung-uong-102230703162529438.htm
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 340
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 468
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 157 – 158

Phản hồi gần đây

Không có bình luận nào để hiển thị.

New Casinos

Xổ số tỷ lệ cược cực cao 1 ăn 99.9k.

Xổ số tỷ lệ cược cực cao 1 ăn 99.9k.

ONBET
🎁Xổ số tỷ lệ cược cực cao 1 ăn 99.9k.
⚡Hoàn cược cao lên tới 2%
🔥Nạp rút nhanh chóng
🔥Nhiều ưu đãi đang chờ đón bạn !

MU88
⚡ ĐĂNG KÝ TẶNG 188K
🔥 THƯỞNG NẠP ĐẦU 100%
🔥 THAY ĐỔI NHÀ CÁI TỚI MU88 TẶNG 1.888.888
🔥BẢO HIỂM CƯỢC VÀ THƯỞNG NẠP MỖI NGÀY LÊN TỚI 88.888.888

Tặng thưởng tại
QH88
⚡Nhà cái truyền thống và uy tín nhất Việt Nam.
🔥 Tặng 150k free khi đăng ký.
🔥 Hoàn trả lên đến 3.3%!

Tặng ngay 28.888.000đ cho lần nạp đầu

© Copyright 2023 | Nhà cái tặng tiền . All Rights Reserved | Telegram:@Nhacai8899